Bước 1: Lựa chọn chủ đề cho kênh


Xác định chủ đề của kênh và định hướng nội dung


Để lựa chọn chủ đề cho kênh tốt nhất, hãy thử suy nghĩ về một vài chủ đề mà bạn quan tâm đến mức có thể “thao thao bất tuyệt” suốt nhiều giờ đồng hồ.


Chị Ngọc Diệp

                                                    Chị Ngọc Diệp


Đồng ý là yếu tố trendy sẽ giúp cho kênh dễ phát triển hơn, nhưng theo chị Trang Minsy của SexEdu by Trang thì: “Bạn hãy tập làm quen và sáng tạo với những “màu sắc” vốn có của bản thân trước. Về lâu về dài, người nghe nhớ đến bạn vì nội dung bạn tạo ra chứ không phải vì một vài xu hướng nhất thời nào đó”.


“Bắt mạch” chất giọng và khả năng giao tiếp của bạn:


Ở Podcast, sự đa dạng rất được hoan nghênh nên mỗi kênh đều có người dẫn riêng với màu giọng khác biệt. Tuy không hoàn hảo như phát thanh viên nhưng chính sự chân thật, gần gũi của các giọng nói này khiến giới trẻ “càng nghe càng thấm".


Chị Hoài Trâm (Giám đốc nội dung của ứng dụng VoizFM) cho biết: “Chủ kênh chỉ cần nói dễ nghe, dễ hiểu là được. Vấp thì mình nói lại, Podcast chỉnh sửa được mà. Người nói ngọng, vấp vẫn có thể luyện giọng để nói lưu loát, tự tin hơn”.


Chị Hoài Trâm
                                                   Chị Hoài Trâm

Bước 2: “Sửa soạn” phần nhìn cho kênh


Để có thể gây ấn tượng với người nghe, trước hết các bạn cần đảm bảo tên kênh, ảnh đại diện, thậm chí cả tên từng tập Podcast phải thật “oách”. Say đây là một số tips đặt tên kênh đơn giản nhưng hiệu quả có thể tham khảo ngay:

 

Bước 3: Tìm kiếm nội dung cho kênh


“Thâm nhập” vào các hội nhóm liên quan đến chủ đề của kênh để cập nhật thông tin hoặc thậm chí là ngay từ đứa bạn bàn bên là một trong những cách liên kết giữa những gì bạn có sẵn và những gì khán giả cần tìm để sáng tạo nội dung tốt nhất.


Bước 4: Bắt tay vào soạn kịch bản và thu âm


Chị Ngọc Diệp (Diepdaydreaming) gợi ý: “Viết kịch bản giúp chị hạn chế những lỗi diễn đạt và ghi nhớ những ý tưởng quan trọng phải truyền tải trong tập đó”. Soạn một kịch bản tốt là tập Podcast đã “chắc kèo” về phần nội dung, việc thu âm sau đó cũng sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Các câu thoại như một cuộc trò chuyện hàng ngày sẽ giúp người nghe không bị “ngộp thông tin” hay “buồn ngủ” đấy.

Đến công đoạn thu âm, bạn không cần quá đau đầu về trang thiết bị khi quay đâu. Chỉ cần có trong tay chiếc smartphone với chức năng ghi âm hay micro laptop đã sẵn sàng cho công đoạn này rồi đó.



Chị Trang Minsy

                                                Chị Trang Minsy


Bước 5: “30 chưa phải là Tết”, hoàn thành bản thu âm chưa phải là hết!


Sau khi thu âm, bạn sẽ cần nhờ trợ thủ đắc lực là các phần mềm lọc tiếng ồn, cắt ghép âm thanh miễn phí như Audacity hay Traverso để “tút tát” cho phần nói được rõ ràng hơn. Chị Diệp gợi ý: “Bạn nên biên tập đoạn thu âm dưới góc nhìn của người nghe để loại bỏ được những phần nội dung rườm rà, không liền mạch”.


Cuối cùng, bạn sẽ phải chọn nền tảng phù hợp để “gửi gắm” đứa con tinh thần của mình. Hãy tham khảo các trang mạng xã hội âm thanh trong nước như Nhac.vn, VoizFM, Spoon hay kênh quốc tế như Spotify, Apple Podcasts... và kiểm tra chính sách kiểm duyệt nội dung của từng nền tảng thật kỹ lưỡng để bảo vệ sản phẩm của mình nhé!