Bí Ẩn Sử Việt - Những uẩn khúc trong lịch sử Việt Nam | Podcast - Nhac.vn

Bí Ẩn Sử Việt - Những uẩn khúc trong lịch sử Việt Nam
Bí Ẩn Sử Việt - Những uẩn khúc trong lịch sử Việt Nam
BÍ ẨN SỬ VIỆT
Claim ownership
Giới thiệu
Lịch sử bao giờ cũng ẩn chứa những bí mật, những sự thật mà không phải ai cũng có thể hiểu hết được… Hãy cùng lắng nghe những bản hùng ca bi tráng, những câu chuyện lịch sử chưa từng kể. Cùng BÍ ẨN SỬ VIỆT khám phá những bí ẩn để suy nghĩ sâu sắc hơn về lịch sử và thêm phần vun đắp niềm tự hào dân tộc. Kênh podcast BÍ ẨN SỬ VIỆT được cung cấp bởi kênh YouTube BÍ ẨN SỬ VIỆT.
Có mặt tại
Cộng đồng
321 podcasts
Hùm thiêng Yên Thế là danh xưng người Việt Nam dành cho người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám với đội quân khởi nghĩa từng làm thực dân Pháp mất ăn mất ngủ cách đây 1 thế kỷ. Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Nghĩa, sinh năm 1845 tại làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), cha ông là Trương Thận đã chiêu tập nghĩa binh nổi dậy chống lại triều đình, bị truy nã phải thay tên đổi họ trốn đi nơi khác.
06ph
17 Thg08, 21
Chuyện xưa kể rằng, khi chúa Trịnh lâm bệnh ngày một nặng. Lúc đầu cớm nắng, cớm gió, dần dần nửa tỉnh, nửa mê, tâm thần hoảng loạn. Chứng bệnh nhà chúa thật tai ác. Mỗi ngày lên cơn năm bảy bận. Mỗi bận lại bắt bọn quan lại đem một người đàn bà đẹp vào cung cấm, lột trần truồng trước mặt chúa, để chúa cào cấu, cắn xé... Có như thế con bệnh mới chóng lui. Nhiều thiếu nữ đã chết oan uổng, hoặc mang thương tích suốt đời. Quỳnh biết chuyện này, hết sức phẫn nộ. Quỳnh tự nhủ không để tình cảnh ấy kéo dài, bèn lập mẹo trị bệnh cho chúa...
06ph
16 Thg08, 21
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” Lê Như Hổ sinh năm 1511, mất năm 1581 tại làng Tiên Châu, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên (nay là thôn Lê Như Hổ, xã Hồng Nam, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên). Lê Như Hổ thi đỗ tiến sĩ năm Quang Hòa thứ nhất đời vua Mạc Phúc Hải. Ông làm quan đến chức Thượng thư, được phong hàm Thiếu bảo, tước Tuấn quận công, rồi về trí sĩ, thọ 72 tuổi.
06ph
15 Thg08, 21
Nhận thức rõ trách nhiệm với Tổ quốc và mến mộ tài đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Bùi Bằng Đoàn rời quê hương, dấn thân vào con đường cách mạng.        LTS: Cụ Bùi Bằng Đoàn đã từng giữ các chức vụ: Cố vấn Chủ tịch nước, Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ, Đại biểu Quốc hội khóa I, Trưởng ban Thường trực Quốc hội (nay là Chủ tịch Quốc hội) từ tháng 11/1946 đến khi tạ thế tháng 4/1955.
16ph
14 Thg08, 21
Theo sách “Hoàng Lê nhất thống chí”, Phạm Đình Trọng là người làng Khinh Dao, huyện Giáp Sơn, trấn Hải Dương, nay là huyện An Dương, thuộc thành phố Hải Phòng. Ông sinh ngày 22-2-1714, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 10. Ông có tướng mạo khôi ngô, tư chất thông minh, lại được học sớm, từ 7 tuổi gia đình đã cho theo các thầy nổi tiếng trong vùng học võ, học văn nên 20 tuổi, ông thi đỗ Hương cống. Khoa thi năm 1739, ông thi đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ. Một năm sau, ông được triều đình bổ nhiệm làm Hiệu thảo Viện Hàn lâm.
06ph
13 Thg08, 21
Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, Nguyễn Bá Lân, sinh ngày 27 tháng giêng năm 1700, tại làng Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội. Thân phụ ông là cụ Nguyễn Công Hoàn, một văn tài kiệt xuất, một tài tử nổi tiếng. Người đương thời coi cụ là một trong bốn con hổ đất kinh kỳ, ai ai cũng kính phục. Nhưng đường hoạn lộ của cụ Hoàn rất long đong. Cụ đi thi lần nào cũng trượt, nên đành theo nghề dạy học ở khắp nơi.
06ph
12 Thg08, 21
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng trong cuộc chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất, Trần Quốc Tuấn chỉ là một tướng trẻ, chưa thể trực tiếp cầm quân chỉ huy, và những người có công lớn nhất chính là tướng Lê Tần và Thái sư Trần Thủ Độ. Tuy nhiên, những ghi chép trong cuốn “Đông A di sự” lại cho thấy một việc hoàn toàn khác. Cuốn sách này không chỉ hé lộ về nội tình của nhà Trần mà còn trả lại năm sinh cho Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, điều từng gây tranh cãi trong giới những người yêu thích tử vi ở Việt Nam.
27ph
11 Thg08, 21
Các kỳ thi Nho học ở Việt Nam bắt đầu có từ năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông và chấm dứt vào năm 1919 đời vua Khải Định. Trong 845 năm đó, các triều đình phong kiến ở nước ta đã chọn và lấy 47 người (có sách nêu 56 người) đỗ trạng nguyên. Và Trạng Hổ Nghiêm Viên là người duy nhất chưa kịp làm quan thì đã qua đời không phải do ốm đau, bệnh tật mà vì bởi chính người vợ đầu độc ác.
06ph
10 Thg08, 21
Dương Diên Nghệ là một danh tướng của Khúc Thừa Hạo và có sách chép ông là Dương Đình Nghệ. Quê ông ở làng Ràng, nay là xã Dương Xá, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa. Làng Ràng nằm phía hữu ngạn sông Mã, gần nơi sông Chu hòa nước vào sông Mã, gọi là ngã ba Đầu. Đây là một trong những làng cổ hội tụ nhiều nét văn hóa truyền thống, vừa mang nét chung của làng cổ truyền thống Việt Nam vừa có nét riêng của làng cổ vùng châu thổ sông Mã. Và chính nơi đây đã chung đúc nên người anh hùng Dương Diên Nghệ - một người văn võ toàn tài.
06ph
09 Thg08, 21
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và lá số thánh nhân bất bại (P2)  Tiếp nối kỳ 1, chúng ta đã biết được nội tình của nhà Trần trước cuộc chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất. Theo đó, thái sư Trần Thủ Độ nắm gần như toàn bộ quyền lực trong tay, nhưng vì để có được đội quân tinh nhuệ nhất của đất nước thời bấy giờ, vua Trần Thái Tông chỉ định Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trở thành Tiết chế tổng chỉ huy quân đội. Tuy nhiên, thực quyền lại không được trao vào tay Trần Quốc Tuấn, đây là điều chính sử có ghi nhận. Nhưng trong cuốn “Đông A di sự” mà chúng ta đã nhắc tới ở kỳ trước, những sự việc sau đó lại không hề được chính sử nhắc tới…
16ph
08 Thg08, 21